Hồ sơ công ty
- Chủ tịch nước viếng Nghĩa trang Hàng Dương và dự Lễ giỗ các
- Đội U15 Long An nhận thất bại đầu tiên
- Khánh thành đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 201
- Đánh bại U23 Brunei, U23 Thái Lan lấy lại ngôi đầu bảng từ t
- Gắn trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị trong thực h
- Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Tây Ban Nha từ chức
- Trung Quốc phát tán thông tin giả liên quan sự kiện diễn tập
- Neville ngạc nhiên với thương vụ ngày chót của M.U
- Bí thư Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng 2 đảng viê
- Cù Lao Dung chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho 17 h
- ngày phát hành:2023-09-17 11:40 Số lần nhấp:133
Sự tăng trưởng thần tốc của công nghiệp điện tử
Công nghiệp điện tử là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có tác động lan tỏa tới nhiều ngành công nghiệp khác.
Theo báo cáo của GSO, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.

Công nghiệp điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. (Ảnh: DTM)
Nếu như năm 2011, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện mới chỉ chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2015 tỷ trọng đã tăng gấp 2 lần, chiếm 9,6% và luôn duy trì mức trên 10% từ đó đến nay.
Năm 2022, xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện đứng thứ 2 trong 8 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD của Việt Nam là: Điện thoại và linh kiện; điện tử, máy vi tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giầy dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng và thủy sản.
GSO cũng cho biết, trong giai đoạn từ 2011 đến 2022, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đơn cử, năm 2011 tăng 29,9%, năm 2012 tăng 68,4%; năm 2013 tăng 35,5%,... Bình quân cả giai đoạn 2011-2022 tăng 25,6%.
Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam.
Đến tháng 5/2023 thì mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện đã tiếp tục vượt qua điện thoại và linh kiện để trở thành nhóm hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 20,5 tỷ USD, vượt qua điện thoại và linh kiện đạt 20,2 tỷ USD.
Theo GSO, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 8 tháng năm nay gặp nhiều khó khăn do hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 và những khủng hoảng chính trị-quân sự trên thế giới nên giảm khá sâu so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng ước đạt 435,23 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu ước đạt 227,71 tỷ USD, giảm 10%; nhập khẩu đạt 207,52 tỷ USD, giảm 16,2%. Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 là điểm sáng trong hoạt động xuất, nhập khẩu, ước tính xuất siêu 20,19 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2023 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Điện tử, máy tính và linh kiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong khi nhiều ngành sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đang nỗ lực hồi phục sau dịch bệnh Covid-19.
Đặc biệt trong 8 tháng năm nay,Hồ sơ công ty trị giá xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện ước đạt 36,2 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm thấp nhất trong nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu. Các thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Công nghiệp điện tử vẫn phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp FDI
GSO nhận định: Trong thời gian gần đây, đặc biệt kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chính thức nổ ra đầu năm 2018 thì triển vọng phát triển của ngành sản xuất điện tử, máy tính và linh kiện được nhiều chuyên gia đánh giá là sáng sủa khi Việt Nam có cơ hội đón sóng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn.
Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu.

Ảnh minh họa. (Nguồn: DM)
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử và phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam chưa hướng mạnh vào chế biến sâu, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao còn thấp.
Trong 8 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 3,9%, thấp hơn mức giảm 5,1% của 5 tháng, 4,6% của 6 tháng và 4,3% của 7 tháng.
Đây là một tín hiệu tích cực về sự phục hồi của sản xuất cũng như xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện trong năm 2023, dự báo một năm tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp tích cực của ngành này vào sự phục hồi của cả nền kinh tế Việt Nam.
Để hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện thực sự phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam với hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do được ký kết, GSO cho rằng rất cần các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
GSO cho rằng, cần sự quan tâm đầu tư, xem xét ưu đãi hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong các công đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chương trình xúc tiến thương mại; rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định cụ thể về hàng hóa xuất xứ Việt Nam…
Hơn nữa, GSO cho rằng, Việt Nam cần có bước chuyển đổi mạnh về cơ cấu ngành hàng cũng như nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới.
Đơn cử như tăng cường đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ trong xuất khẩu; cần có kế hoạch phát triển dài hạn, chú trọng tới sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến tình hình chính kinh tế, chính trị trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời; đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.
Đồng thời, mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực; cần bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực, có chiến lược cạnh tranh, tham gia nhiều hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu.
--> Định Trần -->
- Các chuyên gia kỳ vọng Pháp Luật TP.HCM tiếp tục xây dựng, phản biện và lan tỏa chính sách2023-09-21
- Cù Lao Dung chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho 17 hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án cầu Đại Ngãi (Lượt xem: 587)2023-09-18
- Giàu cỡ "thần tiên tỷ tỷ" Đặng Thu Thảo cũng săn đồ bình dân trên Shein, giá chưa đến 400k mà diện lên sang chói mắt2023-09-16
- Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Tây Ban Nha từ chức2023-09-15
- Trung Quốc phát tán thông tin giả liên quan sự kiện diễn tập quân sự Hán Quang với ý đồ áp đảo tinh thần người dân Đài Loan2023-09-14
- Nâng cao năng lực, làm chủ phương tiện, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ2023-09-13